Hàng loạt tuyến cao tốc Đắk Lắk – Phú Yên, Đắk Lắk – Nha Trang,… đã và đang được quy hoạch, triển khai, từng bước đầu tư, tạo đòn bẩy cho bất động sản Daklak phát triển.
Bất động sản Daklak – nơi hội tụ các dự án cao tốc
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đánh giá, tuyến đường bộ cao tốc nối tỉnh Phú Yên với Tây Nguyên là tuyến đường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Phú Yên nói riêng và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.
Đặc biệt, công trình đã tạo bước đột phá trong hạ tầng giao thông, động lực phát triển kinh tế – xã hội và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu và đầu tư. Từ Đắk Lắk có thể kết nối dễ dàng đến cảng Vũng Rô, cảng hàng không Tuy Hòa, cảng hàng không Buôn Ma Thuột và cửa khẩu quốc tế Đắk Ruê (Việt Nam – Campuchia)…
Việc bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc này được xem như “mảnh ghép cuối cùng” của bức tranh cao tốc đã và đang được quy hoạch, triển khai đầu tư,với tâm điểm đổ về Buôn Ma Thuột.
Trước đó, tuyến cao tốc Đắk Lắk – Nha Trang được các địa phương triển khai với chiều dài 105km, quy mô 4 làn xe sẽ nối từ TP. Buôn Ma Thuột đến TP. Nha Trang, với tổng kinh phí đầu tư là 19.500 tỷ đồng.
Ngoài ra, tuyến cao tốc Đà Lạt – Liên Khương – Buôn Ma Thuột cũng tạo đà kết nối 2 trung tâm vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, góp phần cả vùng Tây Nguyên phát triển về kinh tế, du lịch. Khi tuyến đường hoàn thành, quãng đường từ Đà Lạt đến Đắk Lắk cũng được rút ngắn.
Việc đầu tư, nâng cấp nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn trong thời gian qua, đã tạo diện mạo mới cho Đắk Lắk và các địa phương khu vực.

Giao thông kết nối, bất động sản Đắk Lắk thăng hoa
Những tuyến cao tốc trên không chỉ mở rộng trục kết nối lưu thông cho thủ phủ Tây Nguyên mà còn góp phần “đánh thức” hàng loạt tiềm năng của dải đất Tây Nguyên trong công tác xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế xã hội và hình thành các khu đô thị, dân cư hiện đại, đẳng cấp.
Theo các chuyên gia đánh giá, các tuyến cao tốc không chỉ là đầu tàu giúp nền kinh tế phát triển mà còn làm tăng giá trị bất động sản tại khu vực. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng đều nhận được lợi thế này. Những khu đô thị sở hữu vị trí vàng, kết nối lưu thông liên hoàn… đã và đang tạo hấp lực thu hút người dân, khách hàng đầu tư sinh lời.
Dự án EcoCity Premia được xây dựng giữa thủ phủ Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột đã tạo sức hấp dẫn cho người dân, khách hàng nhờ hội tụ nhiều yếu tố, với quy mô gần 50ha, nằm tại giao lộ của “đại lộ” Nguyễn Chí Thanh, QL Hà Huy Tập, trục kết nối sân bay Buôn Ma Thuột và vùng lân cận.

Đặc biệt, đón đầu hạ tầng giao thông, Tập đoàn Capital House chủ động đề xuất, triển khai hàng loạt tuyến đường kết nối giao thông trong dự án EcoCity Premia với các tuyến đô thị toàn tỉnh, giúp gia tăng giá trị, đồng bộ hạ tầng giao thông liên hoàn. Cụ thể: đường Mười Tháng Ba đoạn từ đường Hà Huy Tập đến đường Nguyễn Chí Thanh (Quốc lộ 14) dài 1,6km với quy mô 1/2 chỉ giới xây dựng về phía bên phải tuyến…
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án EcoCity Premia còn tiếp tục hoàn thiện đoạn tuyến nối với đường KV1 với tổng chiều dài n là 492m, gồm 2 đoạn: nối KV1 với dự án và đoạn nối từ đường KV1 đến Nguyễn Chí Thanh nhằm đảm bảo kết nối với hệ thống giao thông toàn vùng, đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho việc phân luồng giao thông tại các nút giao và tuyến đường nội bộ, đảm bảo an toàn cho người dân trong và ngoài khu đô thị.
Không chỉ giao thông, điểm nhấn trong quy hoạch, kiến trúc cũng tạo sức hút riêng cho dự án EcoCity Premia. Khi đi từ sân bay Buôn Ma Thuột vào thành phố, người dân sẽ có dịp chứng kiến công trình “Song tượng Thịnh vượng” siêu khủng đang trong quá trình lắp ráp và thành hình, phân khu Milano của dự án EcoCity Premia hoàn thiện mặt ngoài đến 90% đẹp từng centimet làm sáng rực trục đường vào thành phố…
Với tâm điểm kết nối hàng loạt tuyến đường cao tốc, bất động sản Daklak sẽ tiếp tục tăng thăng hoa. Nếu hệ thống hạ tầng giao thông tiếp tục phát triển thì trong vài năm tới Đắk Lắk tự tin trở thành trung tâm bất động sản – thị trường đáng đầu tư nhất tại khu vực Tây Nguyên.
>> Xem thêm: